Điểm Nóng

Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp?

Thứ Bảy, ngày 07/05/2016 03:00 AM (GMT+7)
Trước thềm buổi điều trần ở tòa án quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc, nhiều báo quốc tế đưa tin Bắc Kinh đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.
Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp? - 1
Phiên tòa quốc tế về tranh chấp Biển Đông do Philippines kiện Trung Quốc sẽ diễn ra trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới
Trung Quốc đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga, chống lại Phillippines trong phiên tòa quốc tế sắp tới của Liên Hợp Quốc ở The Hague, Hà Lan về tranh chấp Biển Đông, báo Spunik của Nga đưa tin.
Gần ba năm trước, Philippines, được Mỹ hậu thuẫn, đã đệ đơn kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế The Hague. Tháng 10 năm 2015, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague khẳng định họ sẽ tổ chức một buổi điều trần về vấn đề này. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6.2016.
Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc muốn Nga chìa tay giúp? - 2
Từ trái qua phải: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bộ trưởng Ngoại giao Nga và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ bắt tay trong cuộc họp ngoại giao 3 nước (RIC)
"Trung Quốc đang vận động Nga hỗ trợ để phản đối thủ tục tố tụng tòa án quốc tế của Philippines về tranh chấp Biển Đông", tờ South China Morning Post của Trung Quốc đưa tin ngày 20.4.
Tháng 2.2016, Philippines tuyên bố không tranh cãi với Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông, thay vào đó, họ sẽ chờ phán quyết từ PCA.

Về phía Trung Quốc, nước này không chấp nhận hoặc tham gia vụ kiện của Philippines, giữ quan điểm tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các nước có liên quan.Xem Tiếp
                  -------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung Quốc định đưa tàu cứu hộ phi pháp đến Trường Sa

Thứ Hai, ngày 23/05/2016 17:30 PM (GMT+7)
Được trang bị máy bay không người lái và robot dưới nước, tàu cứu hộ tối tân của Trung Quốc có thể sắp được điều trái phép đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc định đưa tàu cứu hộ phi pháp đến Trường Sa - 1
Đội cứu hộ trực thăng của Trung Quốc diễn tập trên biển (Ảnh: China Daily)
Trung Quốc đang có kế hoạch đưa một tàu cứu hộ tối tân đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin ngày 23.5.
Đây là động thái tiếp theo của Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự phi pháp trên Biển Đông.
Con tàu cứu hộ được trang bị máy bay không người lái và robot dưới nước sẽ được triển khai trong nửa cuối năm nay, ông Chen Xingguang, một chính trị viên của con tàu cho biết. Wang Wensong, thuyền trưởng của tàu, cho biết con tàu có thể sẽ nặng hơn 3.700.
Con tàu thuộc Cục Cứu hộ Biển Đông của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, theo China Daily. Cục Cứu hộ Biển Đông có 31 tàu và 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên Biển Đông. Các quan chức của Cục nói với China Daily rằng họ phối hợp cùng quân đội trong những hoạt động này.Xem Tiếp
                                  ------------------------------------------------------------------------------------------




TQ đưa tàu chiến sức chở một tiểu đoàn tới Trường Sa

Với lý do chở nghệ sĩ đến cổ vũ binh lính và công nhân, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa trái phép một tàu hải quân đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
TQ đưa tàu chiến sức chở một tiểu đoàn tới Trường Sa - 1
Tàu hải quân Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Trường Sa, Việt Nam
Hôm nay, ngày 4.5, quân đội Trung Quốc thông báo tàu hải quân Côn Lôn Sơn, con tàu thuộc loại tấn công đổ bộ, đã cập bến đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Đây là một hành động chứng tỏ Trung Quốc đang tiếp tục bành trướng và xâm lấn ở Biển Đông.
Theo thông báo báo chí của Trung Quốc, mục đích của chuyến tàu là để chở 50 nghệ sĩ đến quần đảo cổ vũ binh lính và công nhân trên đảo nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Lao Động. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng chuyến ghé thăm có những lý do khác.
Con tàu Trung Quốc chở các nghệ sĩ là tàu Ngọc Châu Type 071. Tàu Type 071 có khả năng chở một tiểu đoàn, gồm 500-800 hải quân và 15-20 xe bọc thép lội nước. Năm 2011, Christian Bedford, tác giả cuốn sách “Sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong thế kỉ 21”, nói rằng tàu Type 071 sẽ là công cụ đắc lực của Bắc Kinh trong những hành động (phi pháp) ở các đảo trên Biển Đông trong tương lai.
Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc không cho phép tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ vào Hồng Kông. Tháng trước, tàu sân bay USS John C. Stennis đã chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter trên một chuyến thăm Biển Đông.
TQ đưa tàu chiến sức chở một tiểu đoàn tới Trường Sa - 2
Tàu Tonenerre của Hải quân Pháp cập cảng quốc tế Cam Ranh ngày 3.5 (Ảnh: NLĐ)
Trùng hợp là tàu của lực lượng Hải quân Pháp Tonnerre cũng vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh, Việt Nam ngày 3.5. Con tàu nặng 21.500 tấn này là một trong những còn tàu lớn nhất của Hải quân Pháp. Nó có thể chở 16 máy bay trực thăng tấn công cùng với nhiều phương tiện tấn công đường thủy khác. Xem Các Tin Khác


            -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Mỹ: TQ xây đảo nhân tạo hủy hoại môi trường Biển Đông

Việc Trung Quốc bồi lấp rạn san hô để xây đảo trái phép có thể giết chết san hô và thủy sản xung quanh khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một báo cáo về môi trường của Mỹ vừa cho biết.
Mỹ: TQ xây đảo nhân tạo hủy hoại môi trường Biển Đông - 1
Trung Quốc xây dựng đường bằng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Nguồn: Reuters)
Việc bồi lấp đảo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông có thể phá hủy các rạn san hô, khiến các loài thủy sản bị ảnh hưởng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khu vực phụ thuộc rất nhiều vào khai thác thủy sản. Hành động này của Trung Quốc cũng vi phạm luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường, theo một báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ.
"Quy mô và tốc độ hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, sự đa dạng sinh học của khu vực, và tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đến hệ sinh thái đã khiến những hành động của TQ đặc biệt được quan tâm", một báo cáo được chuẩn bị cho Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ Trung cho biết.
Hành động phi lý của Trung Quốc đã làm dấy lên căng thẳng với các nước trong khu vực và Mỹ. Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đã quân sự hóa trái phép các đảo, gây cản trở giao thông hàng hải ở khu vực biển có hơn 5 nghìn tỉ USD giao thương đường biển mỗi năm. Các rạn san hô bị khai hoang để trở thành nơi đặt radar và sân bay quân sự.
Mỹ: TQ xây đảo nhân tạo hủy hoại môi trường Biển Đông - 2
Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Nguồn: Reuters)
Báo cáo cho biết tàu hút bùn của Trung Quốc đã bồi lấp trái phép khoảng 13 km2 rạn san hô, phá hủy san hô bên dưới. Tàu hút bùn cũng khuấy cát và bùn, ảnh hưởng trực tiếp đến đến mô của san hô và chặn ánh sáng mặt trời. San hô không thể tồn tại thiếu ánh nắng.
Cát và sỏi sẽ giết chết các loài cá hoặc đuổi chúng ra khỏi rạn san hô, báo cáo cho biết, trích dẫn lời John W. McManus, giáo sư sinh học biển và hệ sinh thái tại Đại học Miami. Sự tổn thương của san hô cũng có thể ảnh hưởng xấu đén các loài thủy sản ven biển.Xem Tiếp
Mỹ: TQ xây đảo nhân tạo hủy hoại môi trường Biển Đông - 3
San hô và thủy sản bị tàn phá nghiêm trọng do sự bồi lấp của Trung Quốc (Ảnh minh họạ)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Yêu cầu Trung Quốc rút ngay chiến đấu cơ khỏi quần đảo Hoàng Sa
15/04/2016 14:53:23

Việt Nam kiên quyết phản đối và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc đưa các máy bay chiển đấu ra khỏi khu vực này và không tái diễn các hành động tương tự.
Chiều 14/4, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới đồng thời trả lời các câu hỏi mà phóng viên quan tâm.
Đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh chụp vệ tinh
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc triển khai 16 máy bay chiến đấu J-11 đến quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), ông Lê Hải Bình cho biết.
"Một lần nữa chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định ở khu vực".
Việt Nam kiên quyết phản đối và mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa; đưa các máy bay chiển đấu ra khỏi khu vực này và không tái diễn các hành động tương tự.
"Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nước có vai trò quan trọng ở khu vực, Trung Quốc cần hành động trách nhiệm và xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)", ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Theo Nguyễn Hùng/VOV.VN

________________________________________________________________
Vào những ngày cuối tháng 5, tôi nhận được thông báo sẽ đại diện sinh viên TP.Đà Nẵng tham gia “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2014.Quá đỗi sung sướng và tự hào! Vậy là tôi có cơ hội thực hiện ước mơ được đặt chân lên Trường Sa – chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…
         Hành trình năm nay gồm 198 đại biểu đến từ nhiều địa phương, tổ chức chính trị xã hội, trong đó có 90 đại biểu là những gương mặt trẻ tiêu biểu, cán bộ Đoàn, doanh nhân trẻ, thầy thuốc trẻ, sinh viên, văn nghệ sĩ, y bác sĩ, phóng viên báo chí… Chiều 27.5, cả đoàn họp quán triệt trước hành trình tại Hội trường Nhà khách Hải Quân, số 1A Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Trong đoàn của chúng tôi có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3 và cũng có người là lần đầu tiên đi biển… nhưng tất cả đều háo hức chờ đợi giây phút ra khơi.
(Không khí trước lúc lên tàu)
         Sáng 28.5, đoàn dậy sớm chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đến cảng Cát Lái. Đoàn vừa đặt chân lên cảng đã được các chiến sĩ hải quân đón tiếp chu đáo, đưa giúp hành lý, quân tư trang đến từng phòng trên tàu. Đúng 8 giờ, tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh tổ chức lễ tiễn đoàn công tác với nghi thức rất trang trọng...Xem thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét